Đối với tất cả công trình xây dựng từ lớn đến nhỏ đều không thể thiếu quá trình động thổ. Động thổ ở đây như để mở ra một hướng đi mới, một sự thay đổi ít nhiều cho khu đất vốn dĩ chỉ là khu đất trống hay những công trình cũ. Nhiều công trình rất quan tâm đến nghi lễ này, vậy lễ động thổ là gì và các hoạt động này diễn ra như thế nào, mời bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu lễ động thổ là gì?

Khái niệm lễ động thổ cực kỳ đơn giản và dễ hiểu, đó là lễ khởi công để bắt đầu xây dựng một công trình mới được sự cho phép của chính quyền hoặc chủ nhân của mảnh đất. Mỗi khi bắt đầu một công trình với các quy mô khác nhau, việc đầu tiên thực hiện là tổ chức động thổ để xin phép thần linh ngự trên mảnh đất này.

Đây như một hành động thành kính về tâm linh, muốn cầu cho mọi sự tốt lành và thông về một  công trình xây dựng được triển khai tại khu đất đó. Đối với nghi lễ động thổ, trước kia ban quản lý dự án thường cúng và khấn vái xin thần Thổ Địa nơi xây dựng công trình phù hộ cho bình an, xây dựng suôn sẻ.

Còn khi công trình được khánh thành thì cúng tạ ơn Thổ địa còn hiện nay họ đọc diễn văn chào mừng, thay vì làm lễ. Đây là một tục lệ có từ lâu đời từ xa xưa, ông cha ta đã quan niệm rằng đất có thổ công, sông có hà bá, chính vì thế khi đào xới đụng chạm tới đất phải xin phép ông thổ địa của mảnh đất đó.

Ý nghĩa của lễ động thổ

Sau khi trả lời được lễ động thổ là gì, chúng ta cùng đi tìm hiểu ý nghĩa của nó. Ngày xưa, lễ động thổ hàng năm được tiến hành sau ngày mùng 3 tết với nghi lễ cúng Thổ thần để động đến đất cho một năm mới với hoạt động đào xới đất cát buổi đầu năm. Đây là một nghi lễ của  người dân làm nghề nông với mong muốn làm ăn sẽ được thuận lợi trong năm đó.

Thời điểm đó không quy định rõ ràng làm lễ động thổ vào ngày nào, nhưng để giúp dân chúng tiện việc làm ăn, nhiều làng chọn thời điểm sau Tết vào ngày mùng 3 để tiến hành động thổ. Vào ngày này các bậc kỳ lão và quan viên được cử làm chủ tế và bồi tế để cúng thần Đất với lễ vật cúng gồm hương đăng, trầu rượu, y phục và kim ngân đồ mã, chủ yếu cho ông công nơi làm chủ khu đất đó.

Từ ý nghĩa của việc động thổ vào mùng 3 Tết, người ta đã  áp dụng vào xây dựng các công trình. Từ đó họ quan niệm rằng bắt đầu từ công việc đào móng, hoặc đào, xúc đất tượng trưng để khởi công xây dựng một công trình là sợ khởi đầu mới tinh cần suôn sẻ. Mà động đến đất thì cần xin phép thần đất nơi canh giữ chính vì thế nên họ làm lễ. Và ý nghĩa quan trọng nhất của hành động này là xin phép được thay đổi khu đất, mong muốn mọi công việc xây dựng đều được suôn sẻ hanh thông.

Chính vì lẽ đó, lễ động thổ cho đến ngày này vẫn được duy trì như là một trong những nghi thức truyền thống được thực hiện trước khi tiến hành xây dựng công trình. Nó tượng trưng cho sự khởi đầu và mong suôn sẻ, bình an trong suốt quá trình xây dựng mang yếu tố tâm linh.

Do đó, việc tiến hành tổ chức lễ động thổ phải được chuẩn bị kỹ càng và cẩn thận, đặc biệt là các nghi thức và đồ cúng lễ cần được tuyển chọn và sắp xếp chu đáo

Những việc cần làm trong tổ chức lễ động thổ là gì?

Để xây dựng một công trình có nhiều may mắn tốt lành, ban tổ chức cần tiến hành động thổ nhất thiết phải tuân thủ một số nghi thức quy định về mặt phong thuỷ như chọn ngày tốt. Ngày tốt thường được quan niệm là hoàng đạo, sinh khí, lộc mã, Giải thần đồng thời nên tuyệt đối  tránh ngày xấu như hắc đạo, sát chủ, thổ cấm, trùng tang, hùng phục. Quan trọng hơn cả là gia chủ phải chọn được giờ hoàng đạo để làm lễ động thổ thuận lợi trong việc làm nhà trên mảnh đất.

Tuổi tác của khách hàng của là một yếu tố ảnh hưởng không hề nhỏ đến động thổ vì thế cần xem xét kỹ thời gian, địa điểm có phù hợp với tuổi hay không để động thổ.

Chọn hướng phù hợp với tuổi vận mệnh phong thủy của chủ sở hữu khu đất cùng thời tiết ngày động thổ. Sau đó là chuẩn bị lễ vật để cúng như mâm ngũ quả, rượu thịt…

5 loại trái cây cúng lễ động thổ

  • Chuối tượng trưng cho hành Mộc đem đến sự ổn định, vững chắc.
  • Bưởi tượng trưng cho hành Kim có màu sắc tương ứng với vàng bạc, của cải, sự hoàn kim, mang đến sự thịnh vượng phát triển.
  • Hồng đỏ tượng trưng cho hành Hỏa giúp gia chủ có nhiều may mắn trong công việc làm ăn trở nên phát đạt.
  • Lê trắng tượng trưng cho hành Thủy mang lại sự hanh thông, thuận lợi.
  • Mận tím hoặc quả có màu sậm tượng trưng cho hành Thổ mang đến tương sinh, phát triển.

Với những gợi ý chi tiết và tương đối đầy đủ của Quảng Cáo ADV đã giúp bạn giải đáp thắc mắc lễ động thổ là gì? Với những thông tin có được trong bài sẽ là cẩm nang hữu ích cho bạn khi muốn xây dựng một công trình hay tham gia động thổ một dự án nào đó.